Recent Comments

Thương mại Điện tử Việt Nam tiếp tục bùng nổ

 


Anchanto Việt Nam đã tổ chức thành công sự kiện: “Tầm nhìn Thương mại Điện tử 2024: Thông tin và Định hướng Phát triển” với sự tham gia của 30 thương hiệu, nhà bán lẻ và nhà phân phối hàng đầu.

Sự kiện với sự góp mặt của đông đảo các thương hiệu: Friesland Campina, American Fashion, DKSH, The BodyShop, Yeah1Up, Levents, P&G, Kimberly Clark, Hafele, Poloman,…

Với sự chia sẻ mạnh mẽ và sâu sắc từ 2 đại diện của Procter & Gamble Tiến Trương và TikTok Shop Uyên Lê (Jade), sự kiện đã mang lại cái nhìn đa chiều về thương mại điện tử về các xu hướng phát triển và bền vững.

Phần hỏi đáp đã mở cửa cho cuộc thảo luận sôi nổi với nhiều vấn đề được quan tâm. Có những câu hỏi tuyệt vời từ các thương hiệu và câu trả lời đầy đủ thông tin từ các diễn giả.

Một số chủ đề nóng về tỷ lệ chung của người bán trên các nền tảng thương mại điện tử, thương mại điện tử xã hội và thương mại điện tử bền vững đã được thảo luận hai chiều.

Anchanto tự hào là đối tác công nghệ được liệt kê của TikTokShop và đối tác công nghệ tin cậy của P&G để thiết kế và triển khai các giải pháp vận hành thương mại điện tử để đạt được sự phát triển bền vững.

Theo Báo Đại Đoàn Kết đưa tin: Thương mại điện tử tiếp tục là phương thức mua bán hiện đại được doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng lựa chọn; đồng thời, là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số. Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), năm 2023, quy mô thị trường thương mại điện tử (TMĐT) bán lẻ Việt Nam dự kiến đạt 20,5 tỷ USD, tăng khoảng 4 tỷ USD (tương đương 25%) so với năm 2022.

Tốc độ tăng trưởng TMĐT của Việt Nam được xếp vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT hàng đầu thế giới (tính đến tháng 12/2023, theo Statista). Có khoảng 61 triệu người dân tham gia mua sắm qua TMĐT, đưa giá trị mua sắm trung bình của mỗi người dân đạt 300 USD/người/năm.

Thách thức và cách hóa giải

Để TMĐT phát triển bứt phá hơn nữa trong năm 2024 và những năm tiếp theo, giới chuyên gia cho rằng, rất cần sự chung tay của các bộ, ngành đưa ra nhiều chiến lược và giải pháp tổng thể. Trong đó hướng đến các mục tiêu như bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tăng cường liên kết vùng; phát triển xanh và bền vững; thu hẹp khoảng cách giữa các địa phương và vùng miền thông qua các nền tảng số.

Ông Trần Văn Trọng - Tổng Thư ký Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho rằng, xuất nhập khẩu trực tuyến đang là xu hướng được nhiều DN xuất nhập khẩu quan tâm trong xu hướng của TMĐT. Nhiều năm qua, VECOM cũng phối hợp với một số đối tác và hội viên tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ DN xuất nhập khẩu thông qua các chương trình đào tạo tập huấn trực tuyến. Đặc biệt, Diễn đàn xuất nhập khẩu trực tuyến (VOIEF) đã được VECOM tổ chức trong các năm 2017 và 2020 đã thu hút sự quan tâm cao của đông đảo các cơ quan, tổ chức, DN.

Theo ông Trọng, phát huy hiệu quả từ Diễn đàn, dự kiến vào tháng 5/2024, VECOM sẽ đồng hành cùng Liên minh hỗ trợ xuất khẩu trực tuyến tiếp tục tổ chức sự kiện này. Thông qua Diễn đàn này sẽ đánh giá được các thành tựu và đánh giá xu hướng, công nghệ, giải pháp để chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nữa từ các cơ quan quản lý nhà nước tới các DN liên quan tới xuất nhập khẩu.

Hiện nay, những vấn đề liên quan đến đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cá nhân; hạ tầng logistics TMĐT chưa đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng của thị trường, niềm tin của người tiêu dùng trong giao dịch trực tuyến… vẫn là những bài toán cần tìm thêm phương án của TMĐT Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.

Để từng bước hóa giải những thách thức này, đưa TMĐT phát triển bứt phá ngay trong năm 2024, ông Bùi Huy Hoàng - Phó Giám đốc Trung tâm tin học và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) cho biết, Trung tâm đã và đang triển khai các giải pháp như Hệ thống truy xuất nguồn gốc xuất xứ nhằm truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, chống hàng giả, hàng nhái, xây dựng thương hiệu trực tuyến và tiếp thị sản phẩm trên môi trường điện tử.

© all rights reserved
made with by templateszoo